10 Cổ Phiếu Có Bán Được Không?

 

Có rất nhiều Nhà đầu tư (NĐT) muốn đầu tư chứng khoán nhưng kiến thức về chứng khoán như tờ giấy trắng và không biết bắt đầu từ đâu. Mọi người thường hay hỏi tranminhdung các câu hỏi cụ thể mà chúng tôi sẽ liệt kê và trả lời ngay sau đây. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho những người đang muốn tìm hiểu về chứng khoán cũng như giúp các bạn có thêm sự tự tin để bước chân vào lĩnh vực này.

1. Đầu tư chứng khoán cần tối thiểu bao nhiêu tiền?

Trả lời:

Như Nhật Cường đã hướng dẫn ở các bài viết trước, bạn muốn tìm hiểu về chứng khoán thì cách nhanh nhất là bạn mở một tài khoản ở một công ty chứng khoán uy tín. Sau đó bạn nộp một ít tiền vào đó để giao dịch thử. (bạn có thể nộp tiền ngay sau khi bạn mở tài khoản hoặc bất cứ khi nào mà bạn muốn).

Theo quy định của sàn giao dịch Thành phố HCM (HOSE – Chỉ số đại diện là VN-Index) thì đơn vị giao dịch khớp lệnh là bội số của 10 cổ phiếu. Như vậy, số lượng tối thiểu mà bạn có thể mua được cổ phiếu trên sàn HOSE là 10 cp (đối với một mã chứng khoán).

Ví dụ: 01 cổ phiếu VNM (Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk – Sàn HOSE) ngày 15/04/2016 có giá 143.000 đồng (Một trăm bốn mươi ba nghìn đồng / 01 cổ phiếu). Do đó, bạn muốn mua số lượng tối thiểu là 10 cổ phiếu VNM thì bạn cần số tiền: 143.000 x 10cp = 1.430.000 đồng (Một triệu bốn trăm ba mươi nghìn đồng).

Còn theo quy định của sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX-chỉ số đại diện là HNX-Index) thì đơn vị giao dịch khớp lệnh là bội số của 100 cổ phiếu. Như vậy, số lượng tối thiểu bạn có thể mua được cổ phiếu trên sàn này là 100 cp.

Ví dụ: 01 cổ phiếu VCS (Công ty Cổ phần Vicostone – Sàn HNX) ngày 15/04/2016 có giá 90.000 đồng (Chín mươi nghìn đồng / 01 cổ phiếu). Do đó, bạn muốn mua số lượng tối thiểu là 100 cổ phiếu VCS thì bạn cần số tiền: 90.000 x 100cp = 9.000.000 (Chín triệu đồng).

Như vậy, nếu bạn muốn giao dịch mua – bán cổ phiếu trên cả 2 sàn HOSE và HNX thì số tiền tối thiểu bạn cần là: 9.000.000 + 1.430.000 = 10.430.000 đồng (Mười triệu bốn trăm ba mươi nghìn đồng).

Chi tiết hơn về câu hỏi này mời các bạn tham khảo Tại đây.

Trên đây Cường lấy ví dụ cụ thể về 2 cổ phiếu có giá khá cao trên 2 sàn. Tất nhiên với số tiền ít hơn 10 triệu đồng bạn vẫn có thể mua-bán được ở các cổ phiếu khác có giá thấp hơn. Tuy nhiên, Cường cho rằng nếu bạn đã thực sự muốn đầu tư chứng khoán một cách bài bản trên tinh thần học hỏi một cách nghiêm túc thì số tiền mà bạn nên tham gia ban đầu tối thiểu là 10 triệu đồng.

Hướng dẫn quy định giao dịch của sàn HOSE và sàn HNX mời các bạn xem Tại đây.

Có nhiều bạn cho rằng đây là mức học phí ban đầu mà các bạn bỏ ra để học cách đầu tư chứng khoán. Đó là một quan niệm chưa đúng. Đầu tư chứng khoán không bao giờ làm mất hết tiền của các bạn được (trừ khi bạn sử dụng đòn bẩy quá lớn và mua phải các cổ phiếu kém chất lượng, cổ phiếu lởm hoặc các cổ phiếu công ty làm ăn thua lỗ nhiều năm liên tiếp đang sắp bị hủy niêm yết). Tuy nhiên trong trường hợp thị trường chung đi xuống nếu bạn không quản lý được rủi ro thì bạn hoàn toàn có thể đối mặt với mức rủi ro thua lỗ ngắn hạn ở mức 20-25%.

Điều đó cho thấy bạn cần phải có một chuyên viên quản lý tài khoản (Broker) giúp bạn phân biệt được mức độ tốt xấu của cổ phiếu mà bạn đang có ý định mua. Nếu bạn mở tài khoản tại Công ty chứng khoán mà Nhật Cường đang làm, được Cường trực tiếp tư vấn, chăm sóc và quản lý tài khoản cho bạn thì tài khoản của bạn hoàn toàn có thể có lãi từ số tiền ban đầu mà bạn vẫn học hỏi được nhiều kinh nghiệm.

2. Mở tài khoản chứng khoán có mất phí không? Thủ tục mở tài khoản và cách mở tài khoản chứng khoán như thế nào?

Trả lời:

Mở tài khoản chứng khoán là hoàn toàn miễn phí, không công ty chứng khoán (CTCK) nào thu phí của bạn cả.

Có 2 cách để mở tài khoản là trực tiếp và gián tiếp.

Mở tài khoản trực tiếp là bạn cầm CMND đến trực tiếp công ty chứng khoán để ký hợp đồng mở tài khoản. Mở tài khoản gián tiếp là Nhật Cường sẽ gửi qua gmail của bạn file mềm bộ Hợp đồng mở tài khoản, bạn in ra ký sau đó chuyển phát nhanh lại cho mình là được.

Chi tiết hơn về cách mở tài khoản chứng khoán bạn có thể tham khảo Tại đây.

3. Dịch vụ chuyển tiền trực tuyến OCT là gì?

Trả lời:

Dịch vụ Chuyển khoản OCT là dịch vụ hỗ trợ chuyển khoản, cho phép bạn chuyển tiền từ tài khoản chứng khoán đến các tài khoản ngân hàng đã được đăng ký trước với CTCK qua cổng giao dịch trực tuyến và không cần đến trực tiếp CTCK để thực hiện giao dịch chuyển khoản. Tài khoản ngân hàng của bạn ở bất kỳ ngân hàng nào trong nước cũng có thể đăng ký được với CTCK.

Khi mở tài khoản chứng khoán, bạn chỉ cần cung cấp số tài khoản ngân hàng của bạn cho CTCK để đăng ký. Mỗi lần chuyển tiền từ tài khoản chứng khoán sang tài khoản ngân hàng bạn không cần đến trực tiếp CTCK để viết giấy rút tiền. Đồng thời sau khi chuyển khoản từ tài khoản chứng khoán sang tài khoản ngân hàng xong, bạn hoàn toàn có thể rút tiền từ các máy ATM hoặc đến ngân hàng mà bạn có tài khoản để rút tiền mặt.

4. Làm thế nào để mua bán được cổ phiếu?

Trả lời:

Sau khi bạn mở tài khoản ở CTCK xong sẽ có bốn kênh giao dịch để bạn có thể thực hiện đặt lệnh mua-bán cổ phiếu. Đó là: Kênh đặt lệnh trên máy tính cá nhân, Kênh đặt lệnh trên thiết bị di động, kênh gọi điện thoại cho nhân viên quản lý tài khoản và kênh gọi điện thoại đến tổng đài.

Để có thể sử dụng các kênh giao dịch này, trước hết bạn phải có tài khoản tại CTCK và đã có mật khẩu cho giao dịch trực tuyến.

Nếu bạn mở tài khoản tại CTCK mà Nhật Cường đang làm việc (là CTCK lớn nhất toàn quốc) thì sẽ được Nhật Cường trực tiếp chăm sóc, tư vấn, nhập lệnh và hỗ trợ giúp bạn các thủ tục cần thiết.

5. Làm sao để biết được cổ phiếu đang lên giá hay xuống giá?

Trả lời:

Giá tham chiếu của một cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày hôm nay chính là giá đóng cửa của cổ phiếu đó ở phiên giao dịch hôm qua. Hay nói cách khác, giá đóng cửa của cổ phiếu trong phiên giao dịch hôm nay chính là giá tham chiếu của cổ phiếu đó trong phiên giao dịch ngày mai.

Khi kết thúc một phiên giao dịch hàng ngày (bắt đầu từ 9h00 tới 14h45). Giá một cổ phiếu lúc đóng cửa vào cuối phiên giao dịch sẽ xảy ra ở một trong ba trường hợp sau:

a. Cổ phiếu tăng giá so với giá tham chiếu (giá xanh)

b. Cổ phiếu giảm giá so với giá tham chiếu (giá đỏ)

c. Giá cổ phiếu không thay đổi (vẫn là giá tham chiếu – giá vàng).

Trong phiên giao dịch, bạn có thể quan sát được cổ phiếu đang khớp lệnh mua-bán ở giá xanh, giá đỏ, hay giá vàng dựa vào cách xem bảng giá chứng khoán.

6. Chứng khoán là gì?

Trả lời:

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh. Thực chất chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt.

Việc đầu tư chứng khoán đối với nhà đầu tư cá nhân chủ yếu là đầu tư mua bán cổ phiếu niêm yết trên 3 sàn giao dịch: HOSE, HNX và Upcom (trong đó chủ yếu là giao dịch trên sàn TPHCM – HOSE – thể hiện qua chỉ số VN-Index)

7. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là gì? Có bảo hiểm rủi ro trong đầu tư chứng khoán không?

Trả lời:

a. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là khi bạn mua vào một cổ phiếu bất kỳ. Sau đó giá cổ phiếu của bạn rơi xuống thấp hơn giá bạn mua ban đầu, bạn bán ra và ghi nhận một mức lỗ nhất định. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán ở đây chính là bạn đã mất tiền.

Ví dụ: Vào ngày 22/03/2016. Bạn có mua 1000 cổ phiếu FPT (CTCP Tập đoàn Đầu tư Công nghệ FPT – Sàn HOSE) với giá đang khớp lệnh trong phiên hôm đó là 49.000 đồng/1cp. Bạn phải bỏ ra: 1000cp x 49.000 đồng = 49 triệu đồng.

Đến ngày 04/04/2016. Bạn bán ra 1000 cổ phiếu FPT này với mức giá khớp lệnh ngày hôm đó ở 46.000 đồng, bạn thu về 46 triệu đồng. Như vậy, bạn đã bị lỗ ở lần giao dịch này là 3 triệu đồng tương ứng với -6,12%.

b. Không có bảo hiểm rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Kết quả của việc đầu tư là lãi hay lỗ thì bạn đều phải đón nhận nó. (Trừ khi bạn có thỏa thuận hoặc có hợp đồng ủy thác đầu tư chứng khoán với một bên khác)

8. Mức phí giao dịch mua – bán cổ phiếu áp dụng như thế nào?

Trả lời:

Mỗi CTCK áp dụng một mức phí khác nhau nhưng về cơ bản mức phí giao dịch ở các CTCK là tương đương nhau. Kể cả trong giao dịch online thì mức phí dao động từ 0,15% đến 0.35% / tổng số tiền giao dịch trong phiên. Trung bình mức phí giao dịch ở các CTCK rơi vào khoảng 0.25%/ tổng số tiền giao dịch.

Thực tế, mức phí giao dịch ở các CTCK là gần giống nhau. Vì vậy, trong việc chọn lựa CTCK để mở tài khoản, bạn nên ưu tiên và quan tâm đến chất lượng dịch vụ, khả năng tư vấn, đạo đức nghề nghiệp và mức độ chuyên nghiệp của nhân viên CTCK đó hơn là việc chú trọng đến vấn đề phí giao dịch. Vì chính các yếu tố như kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ của nhân viên quản lý tài khoản của bạn sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả đầu tư của bạn sau này (là lãi hay lỗ).

9. Tiền để trong tài khoản chứng khoán có được tính lãi suất không?

Trả lời:

Số tiền bạn còn trong tài khoản chứng khoán mà bạn không sử dụng đến sẽ được tính theo lãi suất không kỳ hạn (hiện tại là 0.3%/năm).

10. Cần chuyên viên quản lý tài khoản (Broker) có mất phí không?

Trả lời:

Điều này phụ thuộc vào mỗi CTCK. Theo mình được biết, hiện tại chỉ có CTCK VN-Direct (VND) là có mất phí. Nếu bạn muốn có nhân viên quản lý tài khoản cho mình ở CTCK VND thì mức phí giao dịch của bạn sẽ cao lên chút ít so với việc bạn không cần Broker.

Ngoài ra, mình chưa thấy CTCK nào thu phí khi bạn cần nhân viên quản lý tài khoản cả. Nhân viên quản lý tài khoản là người có trách nhiệm gọi điện thông báo và cung cấp thông tin liên quan đến cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ, thông tin về vĩ mô và thị trường chung để từ đó bạn ra quyết định phù hợp. Đồng thời, bạn cũng có thể gọi điện nhờ nhân viên quản lý tài khoản nhập lệnh giúp mình trong trường hợp bạn không thể vào thực hiện giao dịch online. Do đó, Nhật Cường cho rằng bạn nên chọn cho mình một nhân viên quản lý tài khoản đã có kinh nghiệm, có đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức cũng như kỹ năng và đặc biệt là phải thận trọng và nhiệt tình trong công việc. Vì không phải lúc nào bạn cũng có thời gian để theo dõi thị trường.

11. Mở tài khoản ở một CTCK bất kỳ (trong số 70 CTCK) có mua được cổ phiếu trên cả 3 sàn HOSE, HNX và Upcom không?

Trả lời:

Bạn mở tài khoản ở bất kỳ CTCK nào cũng đều mua được cổ phiếu niêm yết trên cả 3 sàn HOSE, HNX và Upcom. Miễn là bạn có đủ tiền để mua.

12. Một cá nhân hay tổ chức có được mở nhiều tài khoản chứng khoán ở các CTCK khác nhau hay không?

Trả lời:

Mỗi CTCK bạn chỉ có thể mở được một tài khoản. Tuy nhiên, bạn có thể mở được nhiều tài khoản ở các CTCK khác nhau. Miễn là bạn không mua bán cùng một loại cổ phiếu trong cùng một phiên giao dịch ở các tài khoản khác nhau này. Không sẽ bị Ủy ban Chứng khoán liệt kê vào làm giá hay thao túng giá cổ phiếu và bạn có thể sẽ bị phạt.

13. Sau khi mua cổ phiếu thì mất bao lâu cổ phiếu mới về tài khoản (mất bao lâu thì hàng về)?

Trả lời:

Chu kỳ thanh toán cổ phiếu đang áp dụng trên cả 3 sàn HOSE, HNX và Upcom là T+2.

Ví dụ: Trong phiên giao dịch ngày thứ 3 (19/04/2016) bạn mua Cổ phiếu FPT thì đến ngày thứ 5 là cổ phiếu của bạn đã về tài khoản. Tuy nhiên, do cổ phiếu FPT bạn mua sẽ về tài khoản vào chiều ngày thứ 5 (sau khi kết thúc giao dịch ngày hôm đó lúc 14h45) nên phải sang phiên giao dịch ngày hôm sau là thứ 6 (22/04/2016) bạn mới có thể bán được cổ phiếu FPT này.

14. Sau khi bán cổ phiếu thì mất bao lâu tiền sẽ về tài khoản (mất bao lâu thì tiền về)?

Trả lời:

Chu kỳ thanh toán tiền đang áp dụng trên cả 3 sàn HOSE, HNX và Upcom là T+2.

Ví dụ: Trong phiên giao dịch ngày thứ 3 (19/04/2016) bạn bán Cổ phiếu FPT thì đến sáng ngày thứ 5 (21/04/2016) là tiền của bạn đã về tài khoản và bạn có thể rút hoặc chuyển khoản tiền từ tài khoản chứng khoán sang tài khoản ngân hàng của bạn được ngay.

Hoặc bạn có thể ứng trước tiền bán chứng khoán ngay trong ngày thứ 3 (19/04/2016) thông qua dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán. Mức phí là 0.04%/số tiền ứng.

15. Muốn bán cổ phiếu có khi nào là không bán được không? Bán ra thì công ty đó mua hay người khác mua?

TTCK Việt Nam bình quân mỗi phiên giao dịch hơn 4.980 tỷ đồng (Gần năm nghìn tỷ đồng/phiên), tính tới ngày 25/10/2018 (ngày Cường update lại bài viết này). Kênh đầu tư chứng khoán là kênh có tính thanh khoản (mua đi – bán lại) cao nhất so với các kênh đầu tư khác như đầu tư vàng, ngoại tệ hay bất động sản. Do đó, bạn yên tâm là lúc nào bạn cũng có thể thoát ra khỏi thị trường được – nếu bạn muốn. Trừ trường hợp cổ phiếu bạn nắm giữ có thông tin rất rất xấu mới dư bán sàn (không có người mua), nhưng trường hợp như thế xảy ra rất rất ít và coi như là không có. Thậm chí trong rất nhiều trường hợp tin xấu ra là nhiều người mới có cơ hội mua được cổ phiếu giá rẻ. Do đó mới có câu nói “tin tốt ra là bán, tin xấu ra là mua”.

Khi bạn bán cổ phiếu (mà bạn đang nắm giữ) thì người khác mua lại của bạn (lệnh bán của bạn và lệnh mua của người kia trùng nhau về giá thì được gọi là khớp lệnh). Và người mua lại đó lại bán cho người khác nữa…Cứ như vậy, ở Việt Nam có hơn 2 triệu nhà đầu tư như bạn và quá trình này diễn ra liên tục trên thị trường chứng khoán. Nói đơn giản thì việc đầu tư chứng khoán chính là quá trình đi buôn cổ phiếu. Bạn cứ mua thấp bán cao được là thành công rồi.

17. Lưu ký chứng khoán là gì? Làm thế nào để lưu ký được chứng khoán?

Trả lời:

Lưu ký chứng khoán là hoạt động nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho nhà đầu tư và giúp nhà đầu tư thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán. Nói nôm na thì lưu ký chứng khoán là hình thức chuyển sở hữu từ sổ cổ đông sang dữ liệu điện tử thông qua tài khoản mở tại một công ty chứng khoán bất kỳ.

Để lưu ký chứng khoán thì bạn cần mang Sổ cổ đông bản gốc (Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần) và CMND bản gốc của chính bạn đến trực tiếp tiếp Công ty chứng khoán để làm thủ tục lưu ký.

Bạn chỉ cần điền vào form mẫu lưu ký tại công ty chứng khoán nơi bạn mở tài khoản là được. Sau 5-7 ngày thì sổ cổ đông của bạn sẽ được chuyển thành cổ phiếu (dưới hình thức là số liệu điện tử) trong tài khoản chứng khoán của và bạn có thể bán được số cổ phiếu này trực tiếp trên sàn giao dịch (tùy vào cổ phiếu của bạn đang sở hữu được niêm yết trên HOSE, HNX hay Upcom).

18. Giao dịch ký quỹ (Margin) là gì? Lãi suất vay giao dịch ký quỹ (Margin) là bao nhiêu?

Trả lời:

Giao dịch ký quỹ (Margin) hay còn gọi là đòn bẩy tài chính là dịch vụ mà bạn vay tiền của CTCK để đầu tư. Tùy từng cổ phiếu và tùy theo chất lượng của cổ phiếu đó mà CTCK cấp tiền cho bạn vay nhiều hay ít. Thông thường ở các CTCK lớn thường cho vay ký quỹ với tỷ lệ khá cao, tối đa có thể lên tới gấp 3 lần số tiền bạn có. Lãi suất rơi vào khoảng 0.038-0.04%/ ngày, tùy thuộc vào từng CTCK.

Ví dụ: Bạn có 100 triệu có thể mua tối đa lên tới 300 triệu. Tuy nhiên, khi giá cổ phiếu sụt giảm xuống một mức nhất định (từ 10-15%) thì tỷ lệ ký quỹ của bạn sẽ tăng lên đồng thời với việc bạn phải nộp thêm tiền vào hoặc phải bán ra một phần cổ phiếu để duy trì đúng tỷ lệ ký quỹ đã cam kết. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu tăng lên sau khi bạn mua thì hôm sau tỷ lệ ký quỹ của bạn sẽ giảm xuống và bạn có thể mua được thêm cổ phiếu (gấp thếp).

Bạn muốn được giao dịch ký quỹ thì bạn cần phải ký hợp đồng Giao dịch ký quỹ với CTCK.

Giao dịch ký quỹ Nhật Cường thấy là một con dao hai lưỡi. Việc sử dụng giao dịch ký quỹ nên áp dụng thận trọng trong từng giai đoạn của thị trường và chỉ nên dành cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp và biết quản trị rủi ro tốt. Đối với những bạn mới đầu tư chứng khoán, Nhật Cường khuyến nghị không nên sử dụng dịch vụ này.

19. Các website cung cấp thông tin về cổ phiếu:

Trả lời:

Trong đầu tư chứng khoán, bạn không thể thiếu thông tin. Bạn muốn có thông tin chi tiết về cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ hoặc những thông tin liên quan đến TTCK, bạn có thể search mã cổ phiếu trên các website sau:

Link xem TTCK thế giới:

Link xem giá các loại hàng hóa trên thế giới:

Link xem đồ thị (chart) chỉ số VN-Index và các mã cổ phiếu:

Cách sử dụng Fireant (phân tích kỹ thuật cổ phiếu online):

20. Làm thế nào để xem được sao kê giao dịch hàng tháng?

Trả lời:

a. Bạn đăng nhập vào tài khoản giao dịch chứng khoán trực tuyến.

b. Chọn tài khoản, chọn sao kê tháng, rồi chọn tháng sao kê (mỗi tháng tương đương với một dòng hiện thị). Sau đó bạn tải dữ liệu về máy là được.

21. Tôi đang ở nước ngoài thì có thể mở tài khoản chứng khoán ở Việt Nam được hay không?

Trả lời:

Bạn đang ở bên nước ngoài vẫn hoàn toàn có thể mở được tài khoản chứng khoán ở Việt Nam. Miễn là bạn có số điện thoại mà Công ty mình có thể gọi điện cho bạn để xác minh thông tin.

Bạn chỉ cần cung cấp Họ tên, địa chỉ nhận thư và số điện thoại liên lạc của bạn. Công ty mình sẽ chuyển hợp đồng sang cho bạn ký. Sau đó bạn chuyển lại hợp đồng kèm theo CMND photo là được.

Tất cả mọi giao dịch về sau bạn đều thực hiện online (như: thực hiện giao dịch mua-bán cổ phiếu, thực hiện quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi, thực hiện chuyển khoản online…) miễn là bạn có tài khoản ngân hàng ở Việt Nam.

22. Danh sách các mã cổ phiếu đang niêm yết?

Trả lời:

Danh sách các mã cổ phiếu đang niêm yết các bạn có thể tham khảo Tại đây.

23. Mất bao nhiêu lâu để bạn trở thành một nhà đầu tư thực thụ?

Trả lời:

Điều này tùy thuộc vào thái độ và sự nghiêm túc của bạn. Nếu bạn thực sự đam mê lĩnh vực đầu tư chứng khoán và có người đã có kinh nghiệm chỉ bảo thì sau 1-2 năm bạn sẽ học hỏi và lĩnh hội được rất nhiều điều.

24. Tôi đã có tài khoản giao dịch tại một CTCK ABC, nay tôi muốn chuyển sang giao dịch tại CTCK XYZ, tôi phải làm như thế nào?

Trả lời:

Để chuyển tài khoản giao dịch chứng khoán từ CTCK ABC đến CTCK XYZ, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Mở tài khoản mới tại CTCK XYZ.

Bước 2: Thực hiện thủ tục tất toán tài khoản giao dịch chứng khoán tại CTCK ABC.

Bước 3: Đề nghị CTCK ABC chuyển số chứng khoán còn lại (nếu có) về tài khoản mới tại CTCK XYZ.

25. Những cuốn sách hay về đầu tư chứng khoán mà bạn không nên bỏ qua?

Trả lời:

1. Trên đỉnh phố Wall – Tác giả Peter Lynch

2. 24 bài học sống còn để đầu tư chứng khoán thành công – Tác giả William J. O’Neil.

3. Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường – Tác giả Fisher

4. Bước đi ngẫu nhiên trên phố Wall – Tác giả Malkiel

5. Sói già phố Wall – Tác giả Jordan Belfort

6. Phong cách đầu tư Warren Buffett – Tác giả Robert G.Hagstrom

7. Làm giàu từ chứng khoán – Tác giả William J. O’Neil.

8. Chết vì chứng khoán – Tác giả Richard Smitten

9. Tôi đã kiếm được 2 triệu đô từ TTCK như thế nào? – Tác giả Nicolas Darvas

10. Nhà đầu tư thông minh – Tác giả Benjamin Graham

11. Wall Street một Las Vegas khác – Tác giả Nicolas Darvas

12. Bí quyết đầu tư và kinh doanh chứng khoán của tỷ phú Warren Buffett và George Soros – Tác giả Mark Tier

13. Công thức kỳ diệu chinh phục thị trường chứng khoán – Tác giả Joel Greenblatt

14. Cuộc nổi dậy ở Phố Wall – Tác giả Michael Lewis

15. Hồi ức của một thiên tài đầu tư chứng khoán – Tác giả Edwin Lefevre

Bạn nào có nhu cầu tìm hiểu về những cuốn sách trên thì liên hệ với Nhật Cường.

Đồng thời nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại! Hãy bốc máy lên và liên hệ ngay với Nhật Cường. Cường hi vọng những thông tin cung cấp trên website sẽ hữu ích cho các bạn và đem lại sự tự tin cũng như nền tảng kiến thức vững chắc để bạn bước chân vào lĩnh vực này. Và nếu bạn muốn hướng đến cuộc sống tự do về tài chính, đầu tư chứng khoán sẽ giúp bạn hiện thực điều đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *