Xu Hướng Và Tiềm Năng Thị Trường Thời Trang Việt Nam Hậu Covid
Tomorrow Marketers – Theo báo cáo của Euromonitor, ý thức về ngoại hình của người tiêu dùng nam ngày càng tăng cao, từ đó thúc đẩy hứng thú của họ đến các hãng quần áo nam. Chính vì vậy, ngành thời trang nam được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ hơn tại Việt Nam trong tương lai, với rất nhiều brand nội địa như Viettien, Aristino, Owen,.. Hãy cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu sâu hơn về ngành hàng đầy sôi động này (dưới tác động của COVID) trong bài viết dưới đây nhé!
Thông tin chung về thị trường
Vào năm 2019, giá trị bán lẻ của ngành thời trang nam tăng 10% và đạt mức 22.2 nghìn tỷ VND. Trong đó, quần jeans nam cao cấp ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2019, với giá trị bán lẻ tăng đến 25%.
Đang xem: Tiềm năng thị trường thời trang việt nam
Dữ liệu của Euromonitor, tổng hợp bởi Tomorrow Marketers
Một vài đặc điểm nổi bật của thị trường ngành thời trang nam
Các nhãn hàng nội địa cần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao về chất lượng
Cùng với nhận thức về ngoại hình ngày càng tăng, người tiêu dùng nam ngày càng ưa chuộng các sản phẩm có nhãn hiệu để được trải nghiệm chất lượng cao hơn và thiết kế đẹp hơn. Do đó, ngày càng xuất hiện nhiều thương hiệu nội địa nhỏ tham gia thị trường để đáp ứng nhu cầu đang tăng cao. Các nhãn hàng trong nước như VietTien, Owen, Canifa hay Blue Exchange đều đang chiếm được nhiều cảm tình của người tiêu dùng Việt Nam nhờ sự đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động Marketing, cũng như bán sản phẩm thông qua các nhà bán lẻ trực tuyến khác nhau như Zalora và Shopee. Ngoài các công ty nội địa lớn, vô vàn nhãn hàng nhỏ lẻ khác cũng nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ phía người tiêu dùng, nhờ nhiều kiểu dáng độc đáo kết hợp giữa phong cách Việt Nam và phương Tây hoặc Hàn Quốc. Vì vậy, dự kiến rằng thị trường sẽ tiếp tục trở nên cạnh tranh hơn trong tương lai.
Xem thêm: Trường Thpt Nguyễn Thị Định Bến Tre, Fanpage Trường Thpt Nguyễn Thị Định, Bến Tre
Nhu cầu mạnh mẽ đối với các sản phẩm không thương hiệu và sản phẩm thay thế rẻ hơn
Song, mặc cho sự đa dạng của các thương hiệu trong nước và quốc tế, các sản phẩm không có nhãn mác và hàng giả vẫn rất phổ biến tại Việt Nam do mức độ phân phối rộng rãi và giá cả rẻ hơn. Những mặt hàng này được tìm thấy tại nhiều kênh phân phối khác nhau như chợ truyền thống, người bán hàng rong, cửa hàng nhỏ tại địa phương và các trang mạng xã hội như Facebook. Dù thu nhập khả dụng của người tiêu dùng Việt Nam đang dần tăng lên và nhận thức về thời trang sẽ thúc đẩy các sản phẩm chính hãng trong những năm tới, các sản phẩm không có thương hiệu và hàng giả vẫn sẽ tiếp tục chiếm tỷ trọng doanh thu lớn đối với tệp khách hàng có thu nhập thấp. Từ đây có thể thấy cơ hội tiềm năng nếu có nhãn hàng giá rẻ nào có sản phẩm chất lượng và xây dựng được hình ảnh nổi tiếng sẽ có thể khai phá phân khúc đang nhiễu loạn và không có người dẫn dắt này.
Xem thêm: Trên Ông Cố Gọi Là Gì – Cách Xưng Hô Trong Gia Đình Việt Nam
Xu hướng thay đổi thị trường
Niềm tin của người tiêu dùng gia tăng và tăng trưởng kinh tế giúp thúc đẩy doanh số
Thị trường thời trang nam tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2019, chủ yếu nhờ triển vọng kinh tế được cải thiện và mức sinh sống cao hơn. Ngoài ra, theo báo cáo của Nielsen, mặc dù có một sự suy giảm đáng kể từ 126 đến 117 điểm so với quý trước, Việt Nam vẫn nằm trong những quốc gia lạc quan nhất toàn cầu và vượt qua Philippines và Indonesia để trở thành quốc gia có số người tiêu dùng lạc quan nhiều thứ 2 thế giới, chỉ sau Ấn Độ (trong bối cảnh ảnh hưởng của Covid).