Ai Là Người Chứng Kiến Bản Di Chúc Đầu Tiên Của Bác, Di Chúc Hồ Chí Minh

(TG)- Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xin giới thiệu bản Di chúc của Người lần đầu tiên được công bố trên báo chí trong và ngoài nước cũng như qua một số ấn phẩm trong nước và quốc tế đang lưu giữ tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng và Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Đang xem: Ai là người chứng kiến bản di chúc đầu tiên của bác

*

Cuốn sách ảnh 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019) do Nhà xuất bản Thông Tấn (Thông tấn xã Việt Nam), Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp biên soạn, xuất bản (sách song ngữ Việt – Anh) nhân dịp 50 năm toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Related Articles

  • Bà nguyễn phương hằng là ai? Sinh nam bao nhiêu?
    Bà nguyễn phương hằng là ai? Sinh năm bao nhiêu?

  • Tiểu Sử Ca Sĩ Quang Lập Bolero Là Ai, Nguyen Quang Lap, Tiểu Sử Ca Sĩ Bolero Quang Lập

  • Streamer Mel Tv Là Ai – Conichiwa Xin Chào Các Bạn Mình Là Mel Tv

  • Võ Cát Là Ai – Các Nhân Vật Trong Phong Thần

VĂN KIỆN LỊCH SỬ QUÝ GIÁDi chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử vô cùng quý giá, kết tinh những tư tưởng lớn mang tính định hướng chiến lược được đúc kết từ thực tiễn cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam và kinh nghiệm cả cuộc đời hoạt động cách mạng vô cùng phong phú, oanh liệt và cam go của Người. Di chúc thấm đậm tính nhân văn sâu sắc, phản ánh tình cảm chân thành và sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến từng lớp người trong xã hội, cũng như những suy tư, mong ước và hy vọng của Người đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Thời gian càng lùi xa, chúng ta càng thấy rõ hơn những giá trị lý luận và thực tiễn trong Di chúc của Hồ Chí Minh.

Bản Di chúc công bố nam 1969 chủ yếu dựa theo bản Người viết năm 1965, vì đây là bản Di chúc hoàn chỉnh, có chữ ký của Người và bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn; trong đó, có một số đoạn được bổ sung hoặc thay thế bằng những đoạn tương ứng Người viết năm 1968 và năm 1969. Đoạn mở đầu lấy nguyên văn toàn bộ đoạn mở đầu Người viết năm 1969, thay cho đoạn mở đầu Người viết năm 1965. Bút tích của Bác về đoạn này đã được chụp lại và công bố đầy đủ năm 1969.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử của một nhà chính trị, lãnh tụ cao nhất của Đảng và dân tộc – Người đã sáng tạo ra thời đại mới, “thời đại Hồ Chí Minh”, thời đại đấu tranh giành độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam. Đó cũng là tác phẩm nghệ thuật đầy tâm huyết của một nhà văn hoá lớn Hồ Chí Minh, mang đậm dấu ấn của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng.

Di chúc phản ánh thống nhất, cô đọng nhất về toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh; thể hiện phẩm chất đạo đức cách mạng sáng ngời, suốt đời tận tâm, tận lực phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc và nhân dân của người chiến sĩ cộng sản kiệt xuất Hồ Chí Minh; thể hiện những trăn trở và mong muốn cuối cùng của Người trước khi đi xa.

BẢN DI CHÚC ĐƯỢC CÔNG BỐ TRONG NƯỚC

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố lần đầu tiên trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng ta ngay sau khi Người qua đời đã trở thành nguồn cổ vũ lớn lao đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vững bước tiến lên thực hiện tốt 5 lời thề son sắt trước anh linh của Người: “Vĩnh biệt chúng ta, BÁC HỒ có để lại cho Đảng ta, cho toàn thể đồng bào và chiến sĩ hai miền Nam – Bắc một bản Di chúc lịch sử. Đó là những lời căn dặn cuối cùng của BÁC, là những tình cảm và niềm tin của BÁC đối với chúng ta ngày nay và các thế hệ mai sau”<4>.Sách Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1969Sách gồm 47 trang do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xuất bản năm 1969, tiếng Việt. Bìa màu nâu, với tiêu đề: “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”. Cuốn sách khổ nhỏ: 9 cm x 13 cm. Trang 3 là ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuốn sách gồm 3 phần: Di chúc, Lời kêu gọi và Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Phần Di chúc (từ trang 8 đến trang 21) in trang bút tích phần đầu và toàn văn Di chúc năm 1969 đã được đọc tại lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xem thêm: Vay Tiền Đứng Cần Thơ Lên Tới 100 Triệu Đồng, Vay Tiền Đứng Cần Thơ

Sách Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1969Sách xuất bản năm 1969, khổ nhỏ dạng bỏ túi 9 cm x 13 cm, 21 trang, bìa màu nâu có dòng chữ: Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Bìa trong có tiêu đề: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một trang bút tích phần mở đầu và toàn văn nội dung Di chúc công bố năm 1969. Sách được phát cho đồng bào đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh<5>.Sách Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh in năm 1970Bản Di chúc công bố năm 1969 được Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tổ chức in tại cơ sở bí mật, số nhà 157 đường Nguyễn Trãi, Sài Gòn và phát hành rộng rãi tại các vùng giải phóng. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tác dụng cổ vũ, khích lệ quân và dân miền Nam thực hiện lời căn dặn của Người là quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn dù có phải hy sinh nhiều của, nhiều người, thực hiện niềm tin tưởng sắt son của Người là đồng bào Nam – Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà.

*

Di chúc của Chủ tịch Hồ chí Minh xuất bản năm 2019

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1980

BẢN DI CHÚC CÔNG BỐ Ở NƯỚC NGOÀI

Bài viết có sử dụng một số thông tin của:

2) Báo chí nước ngoài: Báo Lao động (Liên Xô), Báo Neues Deutschland (Đức), Báo L’Humanité (Nhân đạo) (Pháp), Báo L’Unita (Italia),…

3) Một số ấn phẩm Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hành ở nước ngoài đang lưu giữ tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng và Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Điểm lại những bản công bố lần đầu tiên Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua báo chí trong nước và nhiều tờ báo lớn trên thế giới cùng những ấn phẩm được phát hành trong và ngoài nước đang lưu giữ tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng và Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng chính là thêm một lần hiểu sâu sắc hơn những giá trị to lớn và trường tồn của bản Di chúc lịch sử cùng những ngày tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi cả thế giới cùng với Nhân dân Việt Nam ca ngợi và thương tiếc Người – vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của thế kỷ XX.

Xem thêm: Xu Hướng PháT TriểN Thị Trường Dược Phẩm 2018, Báo Cáo Chuyên Sâu Ngành Dược Việt Nam Q2/2018

Di chúc là một văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh trong đó tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một vĩ nhân suốt đời phấn đấu, hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại. Di chúc là những lời căn dặn và tình cảm thiết tha; là niềm tin sâu sắc của Người gửi lại toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và các thế hệ mai sau. Di chúc của Người đã trở thành thiêng liêng, thành cương lĩnh hành động của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, thể hiện sự quyết tâm của Đảng ta làm theo lời dạy của Người về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo nhân dân ta vượt qua mọi thử thách, khó khăn, xây dựng Tổ quốc ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lời căn dặn của Bác Hồ.

Ths. Nguyễn Văn DươngKhu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

READ  Theo Truyện Cổ Tích Ai Là Người Việt Nam Đầu Tiên Lên Mặt Trăng ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *