5 Loại Thị Trường Cơ Bản Ở Việt Nam Hiện Nay, Các Loại Thị Trường Ở Việt Nam Hiện Nay

(LLCT) –Phát triển thị trường là một yếu tố quan trọng để phát triển sản xuất hàng hóa, suy rộng ra là điều kiện của sự phồn thịnh kinh tế – xã hội. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển các thị trường là yêu cầu, là nhiệm vụ quan trọng.

1. Quan niệm về phát triển đồng bộ các loại thị trường

Đại hội XII của Đảng xác định mục tiêu: “Đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường”(1).

Cụ thể như, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII xác định một trong 3 nhiệm vụ phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là “hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường” và“Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các thị trường”…(2); coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng yếu góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Đồng bộ theo nghĩa chung là sự ăn khớp, sắp xếp và hoạt động theo một tương quan tỷ lệ nhất định giữa tất cả các bộ phận hoặc các khâu, tạo nên hoạt động nhịp nhàng của chỉnh thể. Do đó, sự phát triển đồng bộ các loại thị trường là sự ăn khớp giữa các thị trường về loại hình, trình độ phát triển và quy mô, tạo nên hoạt động nhịp nhàng của hệ thống thị trường và nền kinh tế quốc dân. Sự đồng bộ của thị trường trước hết là hệ thống thị trường với đầy đủ các loại hình: thị trường tiền tệ, thị trường công nghệ, thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường hàng hóa – dịch vụ… Các thị trường này vừa độc lập với nhau vừa liên hệ với nhau. Do đó, vai trò tạo điều kiện và chủ động điều tiết của Nhà nước để tạo sự đồng bộ, ăn khớp và hợp lực các hệ thống thị trường là đặc biệt quan trọng. Sự đồng bộ các loại thị trường còn là sự ăn khớp về cấp độ hay mức độ phát triển thị trường. Có ba cấp độ phát triển: thị trường cổ điển, thị trường phát triển, thị trường hiện đại. Mỗi quốc gia, khu vực không phải tuần tự diễn ra 3 cấp. Việt Nam, cấp độ thị trường cổ điển là phổ biến, chừng mực nào đó cấp độ thị trường phát triển đã có sức chi phối lớn trên thị trường, còn cấp độ thị trường hiện đại đang ở giai đoạn khởi phát. Bên cạnh đó, phát triển đồng bộ các loại thị trường yêu cầu sự phối hợp đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống; cân đối về mặt lượng, tiến độ, thời gian, phạm vi trong tiến trình hình thành và phát triển thị trường “đầu vào”, “đầu ra” của quá trình sản xuất.

2. Thực trạng đồng bộ hệ thống thị trường nước ta

Thời gian qua, “các yếu tố thị trường và các loại thị trường được hình thành đồng bộ hơn, gắn kết với thị trường khu vực và thế giới”(3). Một số loại thị trường như thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ đã phát triển nhanh chóng và đạt đến trình độ cao… góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế của đất nước trong hơn 30 năm đổi mới.

Tuy nhiên, “một số loại thị trường chậm hình thành và phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, kém hiệu quả. Giá cả một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu chưa được xác lập thực sự theo cơ chế thị trường”(4). Nói cách khác, hệ thống thị trường ở nước ta còn phát triển chưa ăn khớp và đồng bộ, xét trên các tiêu chí về loại hình, trình độ phát triển, môi trường pháp lý… Cụ thể:

Thị trường hàng hóa và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt đến trình độ phát triển khá cao với một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, lành mạnh và hợp lý.

Thị trường đất đai (bất động sản) còn nhiều vướng mắc và bất cập. Các giao dịch chưa đặt đúng quy luật thị trường, thiếu công khai, minh bạch, thống nhất. Thị trường phi chính thức,“thị trường ngầm” về bất động sản vẫn còn tồn tại.

Thị trường vốn (tài chính) chưa tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận các nguồn vốn.

Thị trường lao độngbất cập về cơ cấu nguồn cung và chất lượng lao động, thiếu nhân lực chất lượng cao; quy mô lao động cấp thấp tham gia thị trường có xu hướng tăng lên do việc chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích đất nông nghiệp sang phục vụ sản xuất công nghiệp và đô thị hóa. Năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam so với lao động các nước còn thấp. Thị trường lao động ở nước ta chưa tạo điều kiện thúc đẩy sự chuyển dịch lao động, phân bố lại lao động; người lao động chưa có đủ điều kiện để tiếp cận với các cơ hội làm việc phù hợp với nhu cầu và năng lực. Lao động chưa thực sự được coi là hàng hóa. Người sử dụng lao động cũng chưa được tự do lựa chọn, tuyển dụng và trả công xứng đáng cho người lao động theo cơ chế thị trường.

Thị trường khoa học và công nghệ chưa gắn với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là chưa ứng dụng được công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng; sản phẩm, hàng hóa, từ đó, nâng cao sức cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh thị trường. Các quy định về quyền tác giả, bảo hộ sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ… vẫn chưa tạo điều kiện cho việc giao dịch về khoa học, công nghệ theo cơ chế thị trường.

Xem thêm: Công Ty Chứng Khoán Mirae Asset Đà Nẵng ? Chi Tiết Công Ty

Hạn chế của các loại thị trường nêu trên không những kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất xã hội mà còn làm chậm tốc độ tăng trưởng của thị trường hàng hóa và dịch vụ. Đây cũng là biểu hiện rõ nét nhất của sự thiếu đồng bộ của các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.

Nguyên nhân của hiện tượng trên là:

– Xuất phát điểm nền kinh tế nước ta thấp. Đó là nền kinh tế sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, kinh tế hàng hóa kém phát triển.

– Trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những thị trường không đòi hỏi điều kiện phức tạp (như: thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ) sẽ phát triển nhanh chóng, còn các thị trường đòi hỏi trình độ tổ chức và môi trường thể chế ở mức cao (như: thị trường tài chính, thị trường khoa học và công nghệ…) phát triển chậm.

– Nhận thức và tư duy về kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhất là ở đội ngũ cán bộ xây dựng chính sách chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước.

– Hệ thống pháp luật, chính sách về kinh tế thị trường chưa đáp ứng thực tiễn cuộc sống.

3. Giải pháp thúc đẩy phát triển đồng bộ các loại thị trường

Một là,đổi mới tư duy, nhận thức về phát triển các loại thị trường. Đó là các quy luật của kinh tế thị trường kết hợp với tính định hướng XHCN trong việc xây dựng nền kinh tế ở nước ta.

Hai là,hoàn thiện môi trường thể chế, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Nên tập trung vào các nội dung cơ bản: tạo môi trường và điều kiện cho tự do sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa trên các thị trường. Tăng tính chủ động trong kinh doanh của các tổ chức sản xuất, các doanh nghiệp. Thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng thành luật pháp, chính sách phát triển các loại thị trường. Đổi mới phương thức quản lý từ chỗ can thiệp trực tiếp vào thị trường sang quản lý vĩ mô.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh quá trình đa dạng hóa sở hữu, phát triển nền kinh tế với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, vừa tạo ra sức cung, vừa tạo ra sức cầu cho các loại thị trường. Để thực hiện được mục tiêu đó, cần phải tiếp tục đẩy mạnh việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh các hình thức kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã kiểu mới. Rà soát, đổi mới các cơ chế, chính sách bảo đảm minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Xem thêm: Đầu Tư Quỹ Đầu Tư Cổ Phiếu Hưng Thịnh Vinawealth Đã Mua 242, Veof: Quỹ Đầu Tư Cổ Phiếu Hưng Thịnh Vinawealth

Bốn là, đầu tư tạo tiền đề, cơ sở cho sự hình thành và phát triển các loại thị trường. Cụ thể: ở những nơi kinh tế và thị trường phát triển, nên đầu tư chủ yếu theo chiều sâu (như: đầu tư chất xám, phương tiện kỹ thuật hiện đại), phải phát triển dịch vụ hỗ trợ, hình thành các trung tâm thông tin và định hướng thị trường (như: thị trường bán buôn, trung tâm giao lưu kinh tế với nước ngoài, sở giao dịch hàng hóa, sở giao dịch chứng khoán, trung tâm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực…). Ở những vùng kinh tế tự cấp tự túc còn phổ biến, như: miền núi, vùng sâu, vùng xa, những vùng kinh tế chậm phát triển, cần đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi cho giao lưu hàng hóa giữa các vùng, miền; xây dựng hệ thống chợ hoặc trung tâm thương mại để có nơi trao đổi, mua bán hàng hóa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *