3 Quy Luật Chủ Yếu Của Nền Kinh Tế Thị Trường, Nền Kinh Tế Thị Trường

Nhân dịp đầu năm dương lịch, tôi ngồi lại để tổng hợp kiến thức cơ bản về các quy luật của nền kinh tế thị trường theo góc nhìn của mình để mình biết rõ mà tuân theo. Có thể khẳng định rằng thời buổi này bất cứ một hoạt động nào đều liên quan đến tính kinh tế và đều phải tuân theo quy luật thị trường đầy đủ. Sẽ thật không vui nếu một ngày nào đó chúng ta chịu thiệt chỉ vì biết rằng mình đã ko tuân thủ theo các quy luật của nền KT-TT

Quy luật giá trị :

Mỗi một sp / dv đều có giá trị và phải được định giá cụ thể thông qua giá cả. Hoạt động mua bán trao đổi sẽ dựa trên tính chất win-win. Việc định giá sp / dv sẽ do thị trường định đoạt (sự hữu ích / khan hiếm / gia tăng / phái sinh …) chứ ko phải do người bán hoặc người mua định giá. Tuy nhiên ở vào từng thời điểm cụ thể người mua hoặc người bán có thể tác động đến giá trị của sp / dv dựa trên tính minh bạch hoặc gian lận từ mục đích của họ. Trong hoạt động KT-TT ổn định, để tăng giá trị của sp / dv, công việc của người bán là phải giảm giá thành tạo ra sp / dv đó.

Đang xem: 3 quy luật chủ yếu của nền kinh tế thị trường

VD : Giá trị của một đám đất được thị trường định giá theo sự hữu ích : vị trí địa lý đắc địa, sự khan hiếm : nằm trong diện quy hoạch số lượng sp có hạn, sự gian tăng : giá trị có thể tăng trong tương lai, sự phái sinh : lợi ích kỳ vọng trong tương lai,…Trong trường hợp này người bán có thể tác động đến giá trị sp bằng cách vẽ ra các viễn cảnh không thật, làm giá…

Quy luật cung cầu :

Cung và cầu là hai hoạt động tương tác qua lại lẫn nhau và không hoạt động độc lập trong nền KT-TT. Cung đến từ hoạt động sản xuất, khai thác tạo ra sp, tổng cung là tổng số lượng sp / dv. Cầu đến từ nhu cầu sử dụng sp / dv và khả năng chi trả của KH cho sp / dv đó. Điểm gặp nhau giữa cung và cầu gọi là giá cả bình quân, ở đó người mua chấp nhận trả tiền trên cơ sở win – win. Các DN tham gia vào hoạt động sx kd là tham gia vào dòng cung sp / dv vì vậy cần xác định rõ xu hướng tăng giảm của tổng cầu cho sp / dv trước khi đi ra các chiến lược cạnh tranh.

Xem thêm: Vay Tiền Tháng Cô Hồn – Mua Xe Trong Tháng Cô Hồn

VD : Trong trường hợp miếng đất ở trên, nếu thời điểm ban đầu tổng cung cao, người mua có thể mua được sp với giá tốt, tuy nhiên đến thời điểm cao điểm, khi tổng cầu lớn hơn tổng cung, điểm cân bằng giá trị thông qua giá cả sẽ bị thị trường đẩy lên cao do đó người mua có thể phải thanh toán mức giá cao hơn, đến thời điểm tổng cầu giảm đến mức nhỏ hơn tổng cung, có thể mức giá sẽ xuống thấp hơn nhiều so với mức giá người mua mua vào ban đầu.

Xem thêm: Hoạt Động Công Ty Tốt, Nhưng Tại Sao Cổ Phiếu Flc Giá Thấp Vậy

Quy luật cạnh tranh :

Trong nền KT-TT nhiều người mua và nhiều người bán, sự cạnh tranh là tất yếu. Các chủ thể tham gia ở vai trò cung cần xác định rõ lợi thế của sp / dv và đưa ra các chiến lược cạnh tranh phù hợp về giá, khuyến mại, khuyến mãi, dịch vụ khách hàng,…Việc nhiều người bán cạnh tranh sẽ dẫn đến giá cả sp / dv sẽ giảm xuống và có lợi cho người mua và ngược lại, khi nhiều người mua cạnh tranh để có được sp / dv, người bán có thể tăng giá cả trao đổi sp / dv đó.

VD : Cùng thời điểm tết khi mà rất nhiều các DN bán lẻ cùng muốn đẩy hàng nhanh và sự cạnh tranh cao xuất hiện, dẫn đến việc giá có thể giảm và có lợi cho người mua…

Quy luật lưu thông tiền tệ :

Dòng tiên lưu thông trong thị trường đại diện cho sức mua, tổng số lượng sp / dv đại diện cho sức bán. Sức mua của thị trường sẽ bị chi phối bởi sự biến đổi của sức khoẻ đồng tiền, các công cụ lưu trữ, vận chuyển tiền tệ (vàng, đô la,…), tỉ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, các chỉ số tăng trưởng kinh tế khác, các biến động kinh tế, chính trị trong nước và toàn cầu, …

Quy luật giá trị thặng dư :

Bất cứ hoạt động trao đổi nào người bán cũng đều phải nhận lại giá trị thặng dư so với giá trị sp / dv để bù đắp các chi phí ban đầu, tái sản xuất và sinh lời theo quy tắc : T – H – H’ – T’

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *